Chó bị tụt canxi: nguyên nhân, triệu chứng, điều trị, cách phòng tránh
Hiện tượng chó bị tụt canxi ở giai đoạn sau khi sinh rất thường xảy ra. Vậy, hiện tượng ấy có gây nguy hại hay ảnh hưởng gì đến sức khỏe của chó không?
Sau khi sinh, việc nuôi và chăm sóc chó mẹ là vô cùng quan trọng. Nhằm để đảm bảo sức khỏe cả chó mẹ lẫn đàn chó con được tốt nhất. Hiện tượng chó bị tụt canxi đôi khi xảy ra bất ngờ. Khiến chúng ta khó chủ động được. Hãy cùng tìm hiểu kĩ hơn các thông tin liên quan đến vấn đề này qua bài viết sau của Dogily nhé:
Mục lục bài viết
Hiện tượng chó bị tụt canxi
Việc bị tụt canxi rất hay xảy ra ở chó sau khi sinh chừng 15 ngày trở đi. Tuy nhiên, trên thực tế, cũng những có trường hợp chó mẹ bị tụt canxi chỉ vài ngày sau khi sinh. Đặc biệt, ở những chó mẹ có sữa tốt, hay quấn con hoặc đàn chó con số lượng nhiều, chó con đã trên 2 tháng tuổi nhưng vẫn tiếp tục bú mẹ thì tình trạng bị tụt canxi ở chó mẹ lại thường gặp hơn.
Bị tụt canxi thực chất không chỉ gây tác động đối với riêng chó mẹ. Mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến đàn chó con đang trong thời kì bú sữa mẹ.
Đâu là những nguyên nhân gây nên hiện tượng chó bị tụt canxi?
Hiện tượng chó bị tụt canxi chỉ xảy ra ở chó mẹ đang nuôi con. Nguyên nhân là do việc đàn chó con thường xuyên bú và rút một lượng sữa tương đối lớn, tại cùng một thời điểm. Theo đó, hệ thống tiết sữa của chó mẹ phải làm việc liên tục. Đi kèm với lượng canxi trong máu bị mất cân đối một cách đột ngột.
Thông thường, nồng độ canxi trung bình ở chó sẽ duy trì ở mức 8.4 mg/ml đến khoảng 11.2 mg/ml. Nếu ở mức dưới 8,0 mg/ml là bị tụt canxi.
Từ đó hàng loạt những vấn đề phát sinh như: rối loạn hoạt động của hệ thần kinh trung ương, của trung khu điều hòa thân nhiệt cùng hệ hô hấp, tuần hoàn,…
Những biểu hiện của hiện tượng chó bị tụt canxi
Khi bị tụt canxi, chó mẹ thường sẽ có những biểu hiện như:
- Trong giai đoạn cấp tính, chó mẹ sẽ đột ngột bỏ ăn, xảy ra tình trạng toàn thân co giật, run rẩy và cứng đờ, thân nhiệt cũng tăng cao bất thường.
- Nếu không được hỗ trợ và can thiệp kịp thời, chó sẽ bị co giật ở cấp độ mạnh hơn, đến mức không kiểm soát tốt được cơ hàm dẫn đến chó mẹ tự cắn vào lưỡi của chính mình, bước đi loạng choạng, toàn thân bị co cứng lại, mắt trong trạng thái lờ đờ.
Giải pháp hỗ trợ, khắc phục hiện tượng chó bị tụt canxi
Khi chó có biểu hiện như trên. Nếu không được hỗ trợ một cách kịp thời, tình trạng diễn biến nặng. Sẽ dẫn tới nguy cơ chó mẹ nhanh chóng tử vong sau khoảng từ một đến hai giờ đồng hồ. Những giải pháp can thiệp có thể là:
Cung cấp canxi cho chó mẹ ngay tức khắc:
Đầu tiên sẽ tiêm trực tiếp canxi với liều lượng 1ml trên 1kg thể trọng cân nặng của chó trong khoảng 15 phút đầu tiên. Tiếp đó, có thể tiếp tục tiêm 1,5 ml/ kg thể trọng trong những giờ tiếp theo nếu thấy cần thiết. Canxi được tiêm thường dùng ở dạng muối gluconate 10%. Do nó có tính an toàn khá cao và có thể tiêm dưới da. Sau khi hòa tan với dung dịch muối đẳng trương. Quá trình tiêm sẽ thông qua đường tĩnh mạch của chó mẹ.
Cung cấp canxi cùng vitamin D cho chó mẹ thường xuyên:
Tăng cường cung cấp canxi cho chó mẹ mỗi ngày. Nên chia việc bổ sung canxi này thành 2-4 lần trong ngày nhằm tránh gặp phải tình trạng tiêu chảy ở chó. Bên cạnh đó, còn có thể bổ sung vitamin D với liều hợp lý tùy thuộc vào thể trọng của chó mẹ.
Những chú ý cần thiết khi chó mẹ gặp tình trạng tụt canxi
- Trước hết, cần cách ly ngay chó mẹ với đàn chó con. Khi có biểu hiện bệnh nhằm tránh tăng nặng tình trạng bệnh của chó mẹ. Đồng thời cần điều trị cho chó mẹ một cách nhanh chóng nhất. Để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho cả chó mẹ và chó con.
- Khi gặp tình trạng sốt cao, đây được xem là một hiện tượng khá nguy hiểm. Do đó bạn cần nhanh chóng hạ nhiệt bằng các cách vật lý. Như chườm lạnh toàn thân cho chó khoảng tầm 30 phút nhằm giảm nhiệt nhanh chóng.
- Cho chó mẹ nghỉ ngơi ở những nơi thoáng mát. Đồng thời hỗ trợ dinh dưỡng hợp lý, đều đặn.
Hiện tượng chó bị tụt canxi nếu bạn xem thường và không có những giải pháp can thiệp, xử lý kịp thời. Sẽ ảnh hưởng không chỉ riêng đối với cơ thể chó mẹ. Và còn gây ảnh hưởng đến đàn chó con nữa.
Hy vọng qua bài viết, mọi người sẽ có thêm những thông tin hữu ích liên quan và sẽ có giải pháp hỗ trợ kịp thời giúp chú cún yêu của bạn được khỏe mạnh và phát triển tốt nhất. Bạn có thể tham khảo thêm các kinh nghiệm hữu ích về nuôi chó
Điều trị
Nói chung hạ canxi máu có thể được điều trị thông qua biện pháp bổ sung canxi dưới sự giám sát chặt chẽ của bác sỹ thú y nhằm phòng ngừa tác dụng phụ liên quan đến việc quá tải canxi truyền vào máu. Bác sỹ thú y cũng sẽ giám sát các dữ liệu đo điện tâm đồ ( EKG) bởi canxi có ảnh hưởng trực tiếp đến tim và việc thay đổi lượng canxi đáng kể trong máu sẽ dẫn đến những bất thường ở điện tâm đồ
Sau khi tiến hành biện pháp bổ sung canxi bằng đường tiêm vào tĩnh mạch, bác sỹ thú y có thể tiếp tục bổ sung canxi trong một thời gian kế tiếp nhằm ngăn ngừa tái phát. Ngoài ra, trong các trường hợp hạ canxi máu nghiêm trọng hơn, chú chó có thể bị yêu cầu phải nằm viện để tiến hành theo dõi.
Chăm sóc
Trong trường hợp bị hạ canxi máu tạm thời, biện pháp bổ sung canxi trong giai đoạn đầu nói chung sẽ giải quyết được vấn đề. Tuy nhiên, nếu tình trạng hạ canxi máu là do các vấn đề nghiêm trọng khác liên quan đến sức khỏe gây ra thì sẽ cần được điều trị chuyên sâu hơn để ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra sau này. Hạ canxi máu do dinh dưỡng và giai đoạn sinh sản thì có thể sẽ cần thêm các biện pháp để giải quyết tình trạng này.
Ví dụ như nếu con chó bị chứng hạ canxi máu liên quan đến dinh dưỡng, bác sỹ thú y sẽ đưa ra các khuyến nghị liên quan đến việc lập một chế độ ăn mới cho nó. Trong khi, những con chó mẹ vừa mới sinh đã bị tách ra khỏi đàn chó con thì những con chó con này sẽ cần được bạn chăm sóc cho đến khi vấn đề hạ canxi máu ở con chó mẹ được giải quyết.