FIP – VIÊM PHÚC MẠC TRUYỀN NHIỄM TRÊN MÈO

Sieu Am Thu Cung 001 607x400 1

FIP – CHỦNG VIRUS CORONA TRÊN MÈO😿

✅ Nguyên nhân gây Bệnh viêm phúc mạc ở mèo :

– Bệnh viêm phúc mạc ở mèo có tên khoa học là Feline Infectious Peritonitis, viết tắt là FIP.

– Feline viêm phúc mạc nhiễm trùng (FIP) là một bệnh do virus thuộc chủng Coronavirus gây ra ở mèo.

– Bất kỳ mèo mang Coronavirus đều có nguy cơ phát triển FIP. Tuy nhiên, mèo có hệ miễn dịch yếu có nhiều khả năng phát triển bệnh. Kể cả mèo con, mèo đã bị nhiễm vi-rút bệnh bạch cầu mèo ( FeLV ).

– Mèo trong tình trạng stress (mới được nhận nuôi, triệt sản, di chuyển) dễ mắc FIP
Mèo nuôi, nhốt trong điều kiện chật hẹp, số lượng mèo đông (trại nuôi mèo, lò mổ) dễ mắc FIP

– Mèo bị FIP là thường dưới hai tuổi, nhưng con mèo của mọi lứa tuổi vẫn có thể mấc bệnh.

– Phân mèo là nguồn lây bệnh chính của FIP. Mèo mắc bệnh bắt đầu bài thải virus ra môi trường sau 1 tuần và sau đó tiếp tục bài thải virus trong một vài tuần hoặc hàng tháng tiếp theo, có khi cả đời.

✅ Triệu chứng :

✅ Mèo ở thể ướt:

– Dịch tích tụ ở xoang bụng, bụng phình to.
Mèo có triệu chứng biếng ăn và sụt cân.
Sốt nhẹ (khoảng 39.5 độ C)

– Mèo bị khó thở, thở gấp, da trở nên nhợt nhạt hoặc vàng da.

– Bụng phình to, xoang bụng tích dịch

✅ Mèo ở thể khô :

– Kén ăn, sút cân và bị sốt nhẹ.

– Mèo có thể bị vàng da.

– Bị viêm màng bồ đào, một phần hoặc tất cả mống mắt xuất hiện màu nâu.

– Sờ nắn bụng mèo nhận thấy các hạch bạch huyết màng treo ruột bị sưng.

– Có khoảng 25-35% mèo có triệu chứng thần kinh: Mất điều hòa, mất kiểm soát cơ, nhãn cầu rung giật và cuối cùng là mèo bị co giật.

– Tiêu chảy mãn tính

– Viêm dạng hạt ở nhiều khí quan

✅ Phòng và điều trị bệnh

– Tỉ lệ điều trị bệnh này thành công rất thấp, đa số những bé mèo mắc phải bệnh này thông thường sẽ không qua khỏi. Phương pháp điều trị chủ yếu là kéo dài thời gian sống cho mèo là chính.

– Điều trị chính là chăm sóc hỗ trợ, cung cấp dinh dưỡng và giảm các phản ứng viêm của bệnh.

– Thường điều trị bằng kháng sinh, kháng viêm dòng Corticosteroid. Các bác sĩ thú y sẽ hút dịch nhằm thoát chất lỏng đã tích lũy trong truyền máu và xoang cơ thể.

– Để ngăn chặn sự lây lan bạn cần vệ sinh sạch môi trường sống và chỗ đi vệ sinh của mèo. Sau đó dùng thuốc sát trùng Antisep sử dụng 2-4ml/1 lít nước/ngày để tiêu diệt mầm bệnh.

– Các nhà nghiên cứu đã bắt đầu nghiên cứu để tìm ra thuốc ức chế miễn dịch khác có thể kìm hãm sự tiến triển của căn bệnh này. Họ cũng đang nổ lực thực hiện các nghiên cứu để tìm ra thuốc kháng virut. Hy vọng sẽ ngăn chặn hoặc làm chậm sự nhân lên số lượng virut trong cơ thể mèo mắc bệnh.

⛔️FIP không thể chữa khỏi ⛔️, những kiểm tra nhanh về bệnh cho phép phát hiện bệnh để ngăn chặn kịp thời sự lây lan.

✅ Biện pháp tốt nhất để phòng bệnh FIP là tiêm phòng đầy đủ cho mèo. Mèo từ 4 tháng tuổi trở lên bắt đầu có thể tiêm vắc xin phòng bệnh FIP ✅ Phòng Khám Thú Y Đà Lạt Pet hiện có vaccine phòng ngừa bệnh Viêm Phúc Mạc ở mèo – FIP (Feline Infections Peritonitis)
————————————

Phòng Khám Thú Y ĐALATPET
🏥 77 Bis Ba Tháng Hai, Phường 4, Thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng
🌍 https://dalatpet.com/
📧 dalatpets@gmail.com
☎️ Điện thoại: 0986132381

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *