Phát hiện, phòng và trị bệnh Lepto trên chó mèo

Vaccine Contamination Dnm

Phát hiện, phòng và trị bệnh Lepto trên chó mèo

bệnh lepto ở chó mèo

Biểu hiện của bệnh lepto ở chó mèo

Triệu chứng của bệnh Leptospirosis ở chó mèo khác nhau.

Một số con chó bị nhiễm bệnh không thấy bất kỳ dấu hiệu nào của bệnh

Một số con mắc bệnh nhẹ và sức khỏe con vật tốt nên đề kháng cao với bệnh nên tỉ lệ điều trị khỏi bệnh sẽ cao.

Trong khi nhiều trường hợp bệnh phát triển nặng chết rất nhanh.

Vàng da, niêm mạc vàng …do vi khuẩn xâm nhập vào máu , số lượng vi khuẩn trong máu tăng lên nhiều làm phá vỡ hồng cầu dẫn đến Bilirubin trong máu tăng kể cả Bilirubin trực tiếp , gián tiếp  hay Bilirubin tổng số đều tăng)

Thay đổi tần số hoặc số lần đi tiểu, mất nước, nước tiểu vàng đậm. Bệnh có thể gây suy thận

Nôn, tiêu chảy, ủ rũ, mệt mỏi. Chó mèo có thể phát triển bệnh phổi nặng và khó thở

Sốt, rét run, đau cơ bắp

Leptospirosis có thể gây chảy máu rối loạn, mà có thể dẫn đến có máu lẫn trông dịch nôn, nước tiểu, phân và nước bọt, và điểm xuất huyết (có thể nhìn thấy được trên nướu răng và trên vùng da mỏng).

 

Chó mắc bệnh chân bị sưng (từ tích tụ chất lỏng) hoặc tích lũy chất lỏng dư thừa trong lồng ngực hoặc bụng của họ.

Điều trị bệnh lepto ở chó mèo

  1. Truyền dịch nhằm cung cấp năng lượng, cung cấp nước và chất điện giải
  2. Dùng thuốc đặc trị bệnh Leptospira:Penicillin, Hanoxyline, Doxycyline..
  3. Dùng kháng sinh phổ rộng : Ampicilline, Unasyn (Ampicilline và Sulbactam)…Cephalosporin.
  4. Thuốc điều trị triệu chứng: Hạ men gan, chống nôn …
  5. Thuốc tăng sức đề kháng : VTM C, VTM B tổng hợp

Tùy từng ca bệnh mà chúng ta đưa ra phác đồ điều trị thích hợp

bệnh lepto ở chó mèo

Phòng bệnh lepto ở chó mèo

–    Cách ly chó khỏe với chó bệnh.

–    Không cho chó khỏe tiếp xúc với phân, nước tiểu của chó bệnh.

–    Vệ sinh sát trùng sạch sẽ nơi ở của chó để tránh lây lan mầm bệnh.

–    Phòng bệnh bằng vaccin.

Tuy nhiên, nếu chó của bạn đã được chẩn đoán bị mắc Leptospirosis, khi tiêp xúc với nó bạn cần lưu ý  những điều sau đây:

Tránh tiếp xúc với nước tiểu, và mặc quần áo bảo hộ (găng tay, vv) nếu bạn cần phải xử lý nước tiểu.Thực hành vệ sinh tốt trong đó có rửa tay Tuy nhiên, nếu thú cưng của bạn đã được chẩn đoán với Leptospirosis, các bước để ngăn ngừa nhiễm trùng bao gồm những điều sau đây:

Tránh tiếp xúc với nước tiểu, cần đeo găng tay khi xử lý nước  tiểu và phân của chó. Vệ sinh xong thì sát trùng tay sạch sẽ. Khử trùng bề mặt nơi vật chó bị nhiễm bệnh đã đi tiểu (chất khử trùng kháng khuẩn hoặc dung dịch thuốc sát trùng pha loãng).Khử trùng bề mặt nơi vật nuôi bị nhiễm bệnh đã đi tiểu (chất khử trùng kháng khuẩn hoặc dung dịch thuốc tẩy pha loãng).Hạn chế tiếp xúc với chó bị bệnh tránh bệnh lây sang người. Nếu có bất kì dấu hiệu nào thì bạn hay tới bệnh viện gần nhất để kiểm tra sức khỏe.

 

Để phòng chống bệnh Lepto. Hãy mang thú cưng của bạn đến Phòng khám thú y tại Đà Lạt để tiêm phòng nhé.

Phòng khám thú y Đà Lạt Pet (dalatpet.com)

Địa chỉ: 77 bis, đường 3 tháng 2, Phường 4 – Đà Lạt

SDT: 0986132381

Email: dalatpets@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *