Thú cưng Đà Lạt – Giúp bạn lựa chọn thú cưng cho gia đình

Thu Cung Da Lat 3 602x400 1

Thú cưng Đà Lạt – Giúp bạn lựa chọn thú cưng cho gia đình

Thú cưng là gì?

Thú cưng hay Vật cưngthú kiểngthú cảnhthú cưng là những loài động vật được nuôi để làm cảnh, ôm ấp, nâng niu chăm sóc của con người trái ngược với động vật dùng để lao động (lấy sức kéo như trâu, bò, lừa, ngựa, chó kéo xe) trong thể thao (chó, bò, ngựa), trong phòng thí nghiệm (chuột bạch, thỏ nhà) hay những loài vật được nuôi để lấy thịt, trứng và các sản phẩm từ chúng.

Vật cưng phổ biến nhất được ghi nhận xuất hiện như là một niềm vui, an ủi của con người. vật cưng thường dùng để làm niềm vui cho chủ sở hữu (hoặc người giám hộ, coi sóc) giúp họ giải tỏa về cảm xúc. vật cưng có thể giúp cho đồng cho người lớn tuổi và những người không có tương tác xã hội đầy đủ với những người khác để giúp họ đỡ buồn.

Thú cưng Đà Lạt

Bạn đã sẵn sàng mở rộng gia đình với một thú cưng?

Trước khi mang về nhà một người bạn có lông mao, có vảy hay lông vũ, hãy lựa chọn con vật tốt nhất cho trẻ.

Bé con nhà bạn đang nài nỉ được nuôi một em thú cưng và bạn thì cũng rất thích như vậy, đặc biệt từ khi đọc được nhiều thông tin về lợi ích của vật nuôi. Tuy nhiên hãy cân nhắc kĩ trước khi tới cửa hàng bạn thú vật, nơi ở hay nơi lai tạo chúng. Nuôi thú cưng không hẳn là một quyết định bốc đồng – đó là cam kết suốt đời (thậm chí có thể được tính bằng số năm tuổi của chú cún). Hãy cân nhắc những điều này, nếu bạn vẫn sẵn sàng nuôi thú cưng, sau đây Dalatpet.com đưa ra một số điều cần lưu ý khi chọn lựa thú cưng đà lạt:

Lựa chọn thú cưng – cần cân nhắc điều gì

Có thể trong đầu bạn hình dung ra một chú chó hay một nàng mèo dễ thương nhưng khi phải chọn lựa thú cưng tốt nhất cho trẻ lại khác vì không phải tất cả động vật và vật nuôi đều thân thiện với trẻ con: một số loài quá dồi dào năng lượng hoặc dễ kích thích còn một số lại nhút nhát sợ sệt. Một số loài không thích chơi đùa, một số lại có xu hướng cắn và cào cấu khi chơi. Đồng thời, một số loại mang theo những căn bệnh và vi khuẩn có thể gây hại cho bé. Nếu bé dị ứng với động vật hoặc mắc một số bệnh nào đó, đây lại là một vấn đề khác nữa – và cũng là một lý do thêm vào khi lựa chọn thú cưng cho bé.

Một câu hỏi bắt buộc phải đưa ra: bạn có sẵn sàng chăm sóc (dành không gian) cần thiết cho vật nuôi của gia đình không? Thú cưng – đặc biệt là những chú cún – làm mất rất nhiều thời gian của bạn (và vấn đề này còn lớn hơn khi trong nhà có trẻ tuổi tập đi cũng đang rất cần bạn). Vì vậy hãy cân nhắc kĩ lưỡng liệu bạn có đủ năng lượng và kiên nhẫn cho cả 2 hay không nhé. Một chú chó lớn (hay cá hoặc chim) sẽ là lựa chọn tốt hơn nuôi chú cún nhỏ, nhất là đối với 1 gia đình.

Cách trị ve chó đơn giản và hiệu quả

Thú cưng tốt nhất cho trẻ nhỏ

Bạn vẫn quyết định mua vật nuôi về nhà? Bây giờ là vấn đề chọn loài vật nuôi nào. Nếu gia đình có một chú chó đang tuổi phát triển, bạn có thể đang háo hức để tự nuôi dưỡng thành một người yêu cún. Các cư dân thành phố cũng có thể chọn lựa nuôi mèo, có thể vui chơi trong nhà mà không cần thiết phải cho đi dạo. Hoặc cũng có thể nuôi một hay vài chú cá cảnh trước khi quyết định gắn kết với một con vật nào đó. Mỗi loài động vật nuôi đều có những lợi ích và hạn chế khác nhau, sau đây là một vài điểm bạn cần suy nghĩ trước khi đưa ra quyết định.

Thú cưng Đà Lạt

Chó.

Là vật nuôi trung thành, đáng yêu truyền thống của nhiều gia đình song loại chó nào thích hợp nhất với trẻ con? Nói chung, động vật ăn tạp dễ nuôi hơn loài kén thực phẩm cũng như loài chó to sẽ chơi đùa từ tốn với trẻ hơn so với những chú chó nhỏ – chúng có xu hướng dễ cắn và sủa. Tuy nhiên, mỗi loại chó khác nhau bản tính không giống nhau do đó cần dành thời gian tìm hiểu để đảm bảo chú chó mua về phù hợp với gia đình bạn. Đồng thời, bạn cũng nên thu thập thông tin nhiều nhất có thể từ người nuôi, chủ cửa hàng trước khi mang về nhà.

Thú cưng Đà Lạt

Mèo.

Bạn nghĩ rằng mèo sẽ là thú nuôi hoàn hảo với trẻ? Có lẽ vậy.Ttuy nhiên cần nhớ rằng, những chú mèo sẽ không khoan dung như những chú chó khi trẻ nô đùa, la hét. Song, cũng như với chó, một số giống mèo nhất định (như Main Coons và Persian) lại thân thiện hơn những giống khác. Vì vậy, bạn cần tham khảo thông tin trước khi quyết định mua.

Thú cưng Đà Lạt

 

Làm thế nào để khiến thú cưng của bé thành một phần của gia đình

Khi đã lựa chọn được vật nuôi phù hợp, giờ là lúc mang chúng về nhà. Trong khi bạn nghĩ rằng trẻ sẽ rất thích thú với con vật mới này, sự thật có thể khác đi. Sau đây là cách để giới thiệu những chú cún, mèo và các vật nuôi khác với con bạn.

Thú cưng Đà Lạt

Đây là một ngày thích thú khi bạn mang về nhà một con vật nuôi đầu tiên của trẻ – nhưng không phải lúc nào trẻ cũng thích khi lần đầu tiên nhìn thấy. Vì vậy, một điều quan trọng là bạn cần tìm hiểu thú cưng tốt nhất cho gia đình trước khi mua về. Cũng cần lưu ý, bạn nên chuẩn bị trước cho trẻ về cách chăm sóc và cách cư xử, hành vi nếu muốn trẻ gặt hái được đầy đủ lợi ích của việc có thú cưng. Nếu bạn lần đầu giới thiệu cho bé một chú chó, mèo hoặc các loại động vật lông mao, lông vũ khác, dưới đây là một số lời khuyên về cách chuyển đổi từ một em bé thành một người chủ tốt bụng và nhẹ nhàng:

Thiết lập thời gian vui chơi.

Điều chỉnh để có thời gian chơi cùng bạn mới – là người hoặc vật. Một cách để cho bé biết mùi vị cuộc sống với một người bạn 4 chân hoặc lông vũ là để bé tiếp xúc với vật nuôi của bạn bè hoặc người thân trước khi mua một con vật về nhà.

Giữ thời gian chơi ngắn và vui vẻ.

Khi một vật nuôi mới về nhà, hãy để thời gian làm quen của 2 bạn thật ngắn gọn để cả 2 bên không bị quá tải. Đồng thời bạn cần giám sát cẩn thận hành vi của cả 2 bên – đặc biệt với những chú chó (có thể chồm lên hoặc tợp bé) hay mèo (có thể cào bé) cũng như đảm bảo cả đôi bên không quá cáu kỉnh hay nóng giận.

Ở bên cạnh con.

Vì sự an toàn của trẻ, hay luôn luôn và luôn luôn giám sát khi con gần những vật nuôi này. Không bao giờ được để con chơi 1 mình với vật nuôi – ngay cả khi bạn chắc chắn con vật này đủ dịu dàng để chơi cùng trẻ tuổi tập đi.

Dạy về tính nhẹ nhàng.

Trước khi mua hoặc cho phép một bé khác mang theo vật nuôi tới nhà, hãy chắc chắn con bé biết rằng bé cần phải dịu dàng, từ tốn với thành viên mới này. Hãy dạy con cách nhẹ nhàng vuốt ve động vật (có thể tập trên thú nhồi bông). Bạn cũng cần đảm bảo trẻ biết được rằng không nên cấu véo, giựt đuôi hay làm phiền các con vật khi chúng ăn hoặc ngủ. Và cũng cần chuẩn bị tâm lý, không nên tin tưởng bé sẽ tuân theo những quy tắc trên, do đó cần luôn để mắt tới con mọi lúc.

Quản lý giờ ăn.

Không nên cho trẻ ăn xung quanh con vật và ngược lại. Tại sao ư? Trẻ tập đi và thú nuôi là những sinh vật tò mò vì vậy bạn sẽ không muốn con ném đồ ăn của mèo hay những vật nuôi liếm thức ăn để trên ghế của con (hoặc trên mặt). Đồng thời cũng nên cân nhắc lượng thức ăn có thể bị rơi xuống nền trong bữa ăn của trẻ, vì vật nuôi sẽ nhận được nhiều thức ăn của người hơn so với cần thiết.

Thú cưng Đà Lạt

Một điều nữa cần làm trước khi mang thú nuôi về nhà là: đảm bảo vật nuôi ấy đã được tiêm phòng các loại vacxin cần thiết. Và việc chăm sóc sức khỏe vật nuôi chưa dừng tại đây – cũng giống như việc chuẩn bị y tế trước khi có con, bạn cần tìm hiểu về dịch vụ chăm sóc y tế hoặc bác sĩ thú y để chăm sóc cho vật nuôi khi cần thiết. Nếu có thể, hãy đưa vật nuôi đi khám thú y đều đặn để ngăn ngừa chúng mang mầm bệnh vào nhà.

 

Phải làm gì nếu con bạn dị ứng với vật nuôi thú cưng?

Nếu việc vui chơi gần những thú nuôi có lông khiến bé khò khè, hắt hơi, sổ mũi hoặc dụi mắt thì khả năng bé nằm trong 15% người Mỹ dị ứng với chó, mèo và các động vật khác. Song điều này không có nghĩa là tuyệt giao với động vật – sau đây là những điều bạn cần biết về chó mèo với trẻ bị dị ứng.

Điều gì từ những động vật này khiến bé bị hắt hơi?

Thật ngạc nhiên vì thường không phải vì lông của chúng. Nếu bé tập đi nhà bạn dị ứng với vật nuôi, thủ phạm phổ biến là các tế bào da chết rơi ra từ cơ thể vật nuôi, nước bọt và nước tiểu.

Dị ứng phân ra từ mức độ nhẹ tới nặng

– Nếu trường hợp dị ứng nghiêm trọng với lông động vật (bé thở khò khè hoặc cần phải tiêm thuốc để kiểm soát) nghĩa là bạn nên tránh sở hữu mèo hoặc chó (và bước tiếp theo là cho bỏ những thú nuôi này đi). Vậy làm thế nào để biết con có khả năng mắc dị ứng trước khi chọn vật nuôi? Hãy hỏi bác sĩ nhi khoa

– Có thể sẽ cần cho bé kiểm tra trước đó. Hoặc sắp xếp kế hoặc để bé ngủ qua đêm với bạn bè có thú nuôi giống loại bạn định mua để kiểm chứng.

Thú cưng Đà Lạt

Nếu các triệu chứng dị ứng của bé ở dạng nhẹ (dị ứng theo mùa chứ không phải hen suyễn quanh năm), có rất nhiều vật nuôi ít gây dị ứng hơn, giữ cho con không gặp vấn đề hô hấp khi lại gần. Loại chó nào tốt nhất cho trẻ bị dị ứng? Đó là những loài ít tạo ra da chết như một số loại chó lông xù, giống chó Đức và Bồ Đào Nha. Chỉ cần nhớ rằng, không có loại nào hoàn toàn không gây dị ứng.

Thú cưng Đà Lạt

Khi bạn quyết định cho bé sở hữu thú nuôi và lựa chọn chó hoặc mèo, hãy thử những phương pháp sau đây để kiểm soát tình trạng dị ứng nhẹ của con.

 

Vệ sinh thú nuôi thường xuyên.

Tắm rửa đều đặn cho vật nuôi để giảm thiểu các tác nhân gây dị ứng trên cơ thể chúng (các con vật sẽ hợp tác khi được tắm mỗi tuần, mèo thì ít nhẹ nhàng hơn). Bạn có thể tham khảo bác sĩ thú y về loại chất tắm rửa giảm tác nhân dị ứng trên cơ thể động vật – cũng đừng quên giặt giũ đồ chơi của vật nuôi ấy cũng như chỗ nằm của chúng.

 

Tạo một khu vực không dành cho thú cưng.

Chắc chắn việc ngủ chung với thú cưng là một niềm vui với bé song nếu con bị dị ứng, không nên cho những người bạn 4 chân này lên giường ngủ (vào phòng ngủ) của con. Hạn chế vật nuôi vào phòng ngủ và giường của con sẽ giúp giảm thiểu việc tiếp xúc với lông da chết của chúng.

thú cưng đà lạt

Làm sạch không khí.

Giữ cho ngôi nhà và không khí bên trong không có lông da chết của thú nuôi: có thể dùng máy lọc không khí có tấm lọc HEPA và máy hút bụi tấm lọc HEPA và nhớ sử dụng thường xuyên để loại bỏ bụi bẩn và da chết động vật.

 

Nội thất trần trụi.

Cố gắng loại bỏ (hoặc hạn chế tối đa) các tấm thảm bắt lông, màn cửa và đồ nội thất có bọc trong nhà. Đồng thời tránh trang trí thảm da thú trong nhà vì chúng có thể thu hút lông da các động vật khác.

Đảm nhận việc chăm sóc thú nuôi.

Mặc dù trẻ có thể giúp chăm sóc vật nuôi như chải lông nhưng nếu bị dị ứng, nên cho bé bỏ qua những phần việc này. Bạn hãy tự chăm sóc thú nuôi mà chỉ để bé làm công việc như cho ăn hoặc dắt đi dạo.

  • Thú cưng Đà Lạt

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *