Xét nghiệm cho chó mèo Đà Lạt Pet

Xét Nghiệm Máu Cho Chó Mèo

Xét nghiệm cho chó mèo Đà Lạt Pet

Xét nghiệm máu, da, phân, nước tiểu cho chó mèo thú cưng đã không còn là việc khó làm như hồi xưa , hiện nay với công nghệ tiên tiến của y học phát triển đã giúp cho công viện này trở nên dễ dàng hơn giúp hàng ngàn thú cưng có thể được phát hiện chính xác các căn bệnh liên quan đến máu và nhờ xét nghiệm chính xác cũng đã giúp rất nhiều thú cưng thoát khỏi bệnh tình nguy hiểm và hiểm nghèo . Vậy xét nghiệm máu cho chó mèo thú cưng giá báo nhiêu tiền và ở đâu , chúng ta cùng tham khảo bài viết này của chúng tôi nhé

Xet Nghiecca3m Cho Cho Meo Da Lat Pet 1

Tại sao cần xét nghiệm cho chó mèo thú cưng

Thông thường, những người chủ nuôi còn khá lạ lẫm với cụm từ ‘xét nghiệm sinh hóa máu thú cưng. Chỉ khi thú cưng đã mắc một số biểu hiện bệnh nghiêm trọng thì người chủ mới tiến hành các xét nghiệm để điều trị cho thú cưng.

Xét nghiệm máu cho chó mèo nhằm định lượng các thành phần tế bào máu (bạch cầu , hồng cầu và tiểu cầu) trong một đơn vị thể tích máu . Điều này bao gồm việc phân tích hình dạng và tình trạng sức khỏe của các chức năng tế bào , thông tin này rất hữu ích trong việc tìm hiểu về hệ thống miễn dịch của chó (bạch cầu) và khả năng vận chuyển oxy (hồng cầu).

Ngoài ra xét nghiệm máu cho chó cũng xác định được : Glucose, Protein , chất điện giải, Cholesterol, Nội tiết tố, Enzyme tiêu hóa . Xét nghiệm máu trên chó mèo là phương pháp hữu hiệu giúp các bác sĩ thú y xác định nguyên nhân và bệnh tình của chó . Từ việc xét nghiệm máu chúng ta có thể xác định được vô số các bệnh xảy ra trên chó mèo như : ký sinh trùng máu , bệnh care , bệnh parvo , bệnh viêm nhiễm, bệnh giảm bạch cầu, HPV, lậu , sùi mào gà, các bệnh liên quan đến virus , ….

Dịch vụ xét nghiệm phát triển khá rầm rộ, được thực hiện bởi đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao với hệ thống máy móc hiện đại tại các phòng khám xét nghiệm mèo chó hiện nay. Để biết được tình trạng bệnh của thú cưng, bác sĩ sẽ tiến hành các xét nghiệm thích hợp, như:

–      Xét nghiệm máu

–      Xét nghiệm virus

–      Xét nghiệm kháng thể dại

–      Xét nghiệm nước tiểu

–      Xét nghiệm da

–      Xét nghiệm phân

–      Kháng sinh đồ

Tùy vào từng loại thú cưng mà bác sĩ tiến hành một xét nghiệm tương ứng hoặc tổng hợp nhiều xét nghiệm với nhau.

Xet Nghiecca3m Cho Cho Meo Da Lat Pet

Một số phương pháp xét nghiệm chó mèo phổ biến hiện nay

Hiện Phòng khám thú y tại nhà có rất nhiều các phương pháp xét nghiệm cho thú cưng tuy nhiên tôi chỉ xin phép liệt kê một số xét nghiệm phổ biến sau đây.

Xét nghiệm máu để xác định nhóm máu

Khi thú cưng của bạn thiếu máu cần được bổ sung máu, đầu tiên phải xét nghiệm máu kỹ lưỡng, không được tùy tiện truyền máu. Chủ nuôi phải nắm được nhóm máu của thú cưng. Xét nghiệm máu có tác dụng:

Biết được nhóm máu của thú cưng sẽ giúp bạn không bối rối khi thực hiện các phẫu thuật cần truyền máu cho chúng. Đối với chó mèo, chúng có 3 nhóm máu chính là A, B, AB. Theo đó:

· Chó Mèo nhóm máu A phổ biến nhất

· Chó Mèo nhóm máu B phân phối không đồng đều (một số giống phổ biến còn một số giống hiếm gặp)

· Chó Mèo nhóm máu AB rất ít gặp.

+ Biết được yếu tố gen có quyết định nhóm máu ở thú cưng hay không.

+ Xét nghiệm máu để thấy được mối quan hệ mật thiết giữa điều kiện sống với sự sinh trưởng, phát triển của từng giống chó mèo.

Xét nghiệm máu, da, phân, nước tiểu cho chó mèo thú cưng sẽ quyết định khả năng sống của chúng khi được truyền máu. Ví dụ, mèo có nhóm máu B trong máu sẽ chứa các kháng thể kháng lại nhóm A. Nếu truyền máu tự do, gặp phải các tế bào máu kháng nguyên mang nhóm A, sẽ xảy ra phản ứng ngưng tụ dẫn đến hiện tượng tán huyết. Do đó, với mèo, nhóm máu nào chỉ nhận máu của nhóm đó. Riêng nhóm máu AB có thể nhận máu của nhóm A, B, AB.

Xét Nghiệp Chó Mèo Procare

Xét nghiệm ký sinh trùng trong đường ruột, giun sán

Nhiễm giun sán là căn bệnh nguy hiêm lây qua đường vết cắn của muỗi bị nhiễm bẩn, nếu không được điều trị có thể gây tử vong. Xét nghiệm máu trong vòng một năm đầu đời sẽ giúp phát hiện dấu hiệu bệnh. Đồng thời, xét nghiệm nên được duy trì hàng năm đối với các chú chó trưởng thành để phòng ngừa nhiễm giun.

Xét nghiệm và tẩy giun cho chó tùy thuộc vào độ tuổi của chó, khả năng tiếp xúc của chó với phân của động vật khác, chó từng bị nhiễm giun trước đây chưa, bạn có trẻ em tiếp xúc với chó…

Để phát hiện ký sinh trong đường ruột của thú cưng, người ta còn thực hiện xét nghiệm phân. Từ kết quả xét nghiệm, bạn phải thay đổi môi trường sống của vật nuôi, lựa chọn loại thuốc thích hợp để loại bỏ kí sinh trùng.

Xét nghiệm sàng lọc

Xét nghiệm sàng lọc được tiến hành cho các con vật lớn tuổi, xác định các bệnh thường gặp như bệnh đái tháo đường, bệnh thận, bệnh về nội tiết tố…

Xét nghiệm máu kết hợp với chụp x-quang giúp phát hiện bệnh tốt nhất khi mới hình thành.

Xét Nghiệm Nước Tiểu Cho Chó Mèo

Xét nghiệm nước tiểu

Thông qua nước tiểu của vật nuôi, bác sĩ thú y có thể chẩn đoán tình trạng sức khỏe của thú cưng. Có thể nhận biết qua màu sắc, trạng thái và qua hàm lượng các thành phần trong nước tiểu.

Nước tiểu có tỉ trọng từ 1.007-1.029 có thể biểu hiện các bệnh như bệnh đái tháo nhạt, tuyến thượng thận hoạt động quá mức, con vật khát nước, viêm mủ tử cung. Tỉ trọng trên 1.040 là biểu hiện khi chó mèo sốt cao, mất nước, đái tháo đường, nôn mửa, tiêu chảy và xuất huyết nặng.Xét nghiệm máu, da, phân, nước tiểu cho chó mèo thú cưng đối với nước tiêu, nếu thấy độ pH từ 6.2 đến 6.5 là bình thường, thấp hơn hoặc cao hơn quá nhiều mức đó là thú cưng của bạn có vấn đề về sức khỏe.

Xét nghiệm chó mèo có giá bao nhiêu

Chi phí xét nghiệm chó mèo khác nhau tùy vào từng thể trạng của thú cưng, loại giống chó mèo, điều kiện trang thiết bị của các cơ sở xét nghiệm. Như tại phòng khám thú y tại nhà, bạn có thể thực hiện các xét nghiệm trên cơ thể thú cưng nhanh chóng, an toàn với giá cạnh tranh. Đồng thời được hỗ trợ tư vấn các biện pháp phòng bệnh hiệu quả.

Phòng khám xét nghiệm chó mèo Thú Y Tại Nhà là một trong những địa chỉ mà bạn có thể tin cậy lựa chọn. Để phục vụ tốt nhất cho công tác xét nghiệm thú cưng, Thú Y Tại Nhà đã trang bị đầy đủ những yếu tố cần thiết:

– Đội ngũ bác sĩ thú y có tay nghề cao, chuyên môn giỏi, đặc biệt là trong thao tác xét nghiệm cho thú cưng nhanh chóng, chính xác.

– Hệ thống máy móc cho việc xét nghiệm đồng bộ, hiện đại.

– Phân tích kết quả xét nghiệm nhanh, đúng, tiết kiệm thời gian và công sức cho chủ nuôi.

Xét Nghiệm Sàng Lọc Chó Mèo

Lợi ích khi xét nghiệm sinh hóa máu thú cưng định kỳ

Thông thường khi nhắc đến cụm từ xét nghiệm sinh hóa máu thú cưng đối với nhiều người còn khá lạ lẫm. Chỉ khi thú cưng đã mắc một số bệnh nghiêm trọng người chủ nuôi mới hốt hoảng làm đủ thứ xét nghiệm điều trị. Vậy khi nào bạn nên xét nghiệm sinh hóa máu thú cưng? Việc xét nghiệm sinh hóa máu thú cưng định kỳ giúp ích như thế nào đối với sức khỏe thú cưng của bạn?

Sinh hóa máu là một xét nghiệm y học thông dụng trong chẩn đoán và theo dõi bệnh lý nội khoa. Đồng thời, từ đó có thể đánh giá toàn bộ chức năng của bộ phận cơ thể thú cưng. Dưới đây là 5 lợi ích lớn từ việc xét nghiệm sinh hóa máu thú cưng định kỳ:
  • Phát hiện bệnh lý sớm, chính xác
  • Có lộ trình điều trị kịp thời và sớm phục hồi hoàn toàn
  • Giảm thiểu biến chứng gây bệnh lý nghiêm trọng ở thú cưng.
  • Tiết kiệm tối đa thời gian, công sức và chi phí khám chữa cho chủ nuôi thú cưng.
  • Hiểu rõ hơn về tình trạng cơ thể và sức khỏe của thú cưng. Dễ dàng có chế độ chăm sóc phù hợp.

Những lưu ý khi mang cho mèo đi xét nghiệm

Trước khi xét nghiệm máu cho chó mèo, bạn cần cho chúng nhịn ăn ít nhất 12 giờ trước khi thực hiện các xét nghiệm.

  • Giữa các giống sẽ có sự khác nhau về thành phần hóa học trong kết quả xét nghiệm nên bạn không nên so sánh các kết quả để rồi lo lắng hay hoang mang khi nghĩ răng xét nghiệm có sự bất thường.
    • Lựa chọn phòng khám thú cưng uy tín để chó mèo của bạn được thực hiện những xét nghiệm chính xác, hiệu quả nhất.
    • Thú Y Tại Nhà sử dụng máy xét nghiệm Icubio-imaic-v7 với nguồn gốc xuất xứ PRC. Với màn hình hiển thị cảm ứng , phân tích khả năng thực hiện lên đến 100 thực nghiệm mỗi giờ bao gồm cả ISE.
    • Xét nghiệm cho kết quả vô cùng nhanh chóng và chính xác.
    • Đội ngũ bác sĩ thú y có tay nghề kinh nghiệm cao trên 13 năm kinh nghiệm
    • chi phí luôn hợp lý và hữu nghị
    • có dịch vụ hỗ trợ tại nhà chỉ cần đăng ký tại website

Cách đọc các kết quả xét nghiệm thú y cho chó mèo

Một số lượng các kết quả xét nghiệm đã được sử dụng để xác định tình trạng sức khỏe tốt hay báo hiệu sự nhiễm bệnh hay tình trạng bệnh. Sau đây là các test chủ yếu và một số thuật ngữ phổ biến sử dụng trong phòng thí nghiệm. Một sự phân tích máu đầy đủ [A Complete Blood Count] chỉ định được số lượng và loại của các tế bào trong máu chó. Test tiêu chuẩn này có thể phát hiện tình trạng thiếu máu và bệnh ung thư bạch cầu [to identify anemia and leukemia], cũng như phát hiện các trường hợp nhiễm trùng. Một bảng tổng hợp phân tích thành phần hóa học huyết thanh [A Serum Chemistry Profile] bao gồm nhiều test khảo sát chức năng của các cơ quan [to examine the functioning of organs], như gan và tuyến giáp [thyroid], và các test này sẽ cho thấy một sự bất thường nào đó của cơ quan nội tạng.

RBC (= Red Blood Cells – Các tế bào hồng cầu)

RBC có nhiệm vụ vận chuyển O2 và CO2 khắp cơ thể. Thiếu chất sắt [Iron deficiency] sẽ làm giảm số lượng hồng cầu.

Trong tình trạng số lượng hồng cầu giảm nhiều hơn [In more reduced count], có thể do xuất huyết, các loại ký sinh trùng, bệnh tủy xương [bone marrow disease], thiếu B-12, thiếu acid folic hay thiếu chất Cu..

RBC có đời sống kéo dài 120 ngày; do vậy, một tình trạng thiếu máu có nguyên nhân khác hơn xuất huyết, thường là một biểu hiện tình trạng giảm hồng cầu trong thời gian dài.

HTC (= Hematocrit or Packed Cell Volume [PCV] – Xét nghiêm đo lắng máu hay khối lượng hồng cầu kết tủa)

HCT cung cấp thông tin về số lượng hồng cầu hiện diện trong máu.

Tỷ lệ này thấp chứng tỏ thiếu máu do xuất huyết, các ký sinh trùng, các bệnh thiếu dinh dưỡng [nutritional deficiencies] hay quá trình bệnh mạn tính [chronic disease process], như bệnh gan, ung thư…

HCT tăng thường gặp khi thú mất nước.

Xét nghiệm cho chó mèo Đà Lạt Pet

Hb (= Hemoglobin – Huyết cầu tố)

Hb là chất mang O2 chủ yếu của máu.

Hàm lượng Hb thấp chứng tỏ có sự xuất huyết, thiếu máu, thiếu chất sắt.

Hàm lượng Hb tăng chứng tỏ HHC tập trung cao hơn bình thường, thiếu B-12 (do số lượng HHC ít hơn).

Reticulocytes (= Hồng cầu lưới, các tế bào hồng cầu chưa trưởng thành)

Số lượng giảm [Decreased count] thường kết hợp với thiếu máu.

Số lượng tăng thường kết hợp với tình trạng xuất huyết mạn tính hay thiếu máu tiêu hồng cầu. [hemolytic anemia].

PLT (= Platelets – Tiểu cầu)

Tiểu cầu đóng một vai trò quan trọng trong đông máu.

Số lượng giảm xảy ra trong chứng suy tủy xương [bone marrow depression], thiếu máu tiêu hồng cầu tự miễn [autoimmune hemolytic anemia], ngoại ban toàn thân [systemic lupus], xuất huyết nặng [severe hemorrhage], đông máu nội mạch [intravascular coagulation].

Số lượng tăng có thể xảy ra trong trường hợp gảy xương [fracture] hay tổn thương mạch máu [blood vessel injury], hay ung thư.

MCV (= Measurement of the average size of the RBC – Đánh giá kích thước bình quân của hồng cầu)

Khối lượng tăng [Elevated volumes] có thể do thiếu B-12 acid folic [B-12 folic acid deficiency].

Khối lượng giảm [Reduced volumes] có thể do một tình trạng thiếu chất sắt [an iron deficiency].

WBC (= White blood cells – Bạch huyết cầu)

Bạch huyết cầu chủ yếu bảo vệ cơ thể chống sự nhiễm trùng.

Mức độ WBC giảm [Decreased levels] có thể chứng tỏ một tình trạng nhiễm trùng vượt quá mức kháng cự của cơ thể [an overwhelming infection] như trường hợp nhiễm virus, hay ngộ độc thuốc / hóa chất [drug / chemical poisoning].

Mức độ WBC tăng chứng tỏ nhiễm vi khuẩn [bacterial infection], các tình trạng rối loạn cảm xúc [emotional upsets] và các bệnh gây rối loạn máu [blood disorders].

L/M (= Lymphocytes – Lymphô bào, bạch cầu lymphô)

Số lượng tăng trong bệnh mạn tính [chronic infection], bệnh nhiễm trùng cấp trong thời kỳ phục hồi [recovery from acute infection] hay các hạch có chức năng kém [underactive glands].

Số lượng giảm trong trường hợp thú bị stress, hay khi điều trị với steroid và hóa trị liệu [chemotherapy drug].

Ca (= Calcium – Hàm lượng Ca trong máu bị ảnh hưởng bởi khẩu phần [diet], nồng độ hormone [hormone levels], và hàm lượng prôtêin trong máu [blood protein levels])

Hàm lượng Ca giảm chứng tỏ tuyến tụy bị tổn thương cấp tính [acute damage to the pancreas] hay tuyến cận giáp hoạt động kém [underactive parathyroid]; và có thể gây các cơ co giật [muscle twitches].

Hàm lượng Ca tăng có thể là một dấu hiệu [an indicator] của một vài loại khối u [types of tumours], bệnh cận giáp hay bệnh thận [parathyroid or kidney disease].

Theo Dr. Goldstein trong tác phẩm ‘Nature of Animal Healing’ của ông, hàm lượng Ca giảm có thể chứng tỏ tình trạng thiếu enzym của tuyến tụy [deficiency of pancreatic enzymes]; và hàm lượng Ca tăng có thể chứng tỏ sự chuyển hóa chất béo và prôtêin kém [poor metabolism of fats and protein].

PHOS (= Phosphorus – Hàm lượng P trong máu bị ảnh hưởng bởi khẩu phần [diet], hormon cận giáp [parathormone], và thận)

Hàm lượng P giảm biểu hiện tuyến cận giáp hoạt động quá mức [overactive parathyroid gland] và các khối u ác tính [malignancies], tình trạng thiếu dinh dưỡng [malnutrition] và chứng kém hấp thu [malabsorption].

Hàm lượng P tăng biểu hiện tuyến cận giáp hoạt động kém [underactive parathyroid gland] và suy thận [kidney failure].

Electrolytes (= Sodium, Potassium, Chloride – Các chất điện giải như natri, kali, clorua)

Sự cân bằng của các hóa chất này rất cần thiết cho sức khỏe [to be vital to health]; và các hàm lượng bất thường [abnormal levels] có thể đe dọa đến tính mạng [to be life threatening] của thú.

Các test về chất điện giải là các xét nghiệm quan trọng nhằm đánh giá tình trạng nôn mửa, tiêu chảy và các triệu chứng bệnh tim [cardiac symptoms].

CHOL (= Cholesterol )

Hàm lượng CHOL giảm thường gặp trong trường hợp tuyến giáp hoạt động quá mức [overactive thyroid gland], sự kém hấp thu dinh dưỡng ở ruột [intestinal malabsorption].

Hàm lượng CHOL tăng được tìm thấy trong nhiều trường hợp rối loạn bao gồm chứng giảm chức năng tuyến giáp [hypothyroidism] và các bệnh về gan, thận, tim mạch, bệnh tiểu tháo đường [diabetes], stress.

ALT (= Alanine aminotransferase ) là một loại enzym có hàm lượng cao trong bệnh gan [liver disease]

Xét nghiệm cho chó mèo Đà Lạt Pet

ALKP (= Alkaline Phosphatase ) là một loại enzyme tạo bỡi ống mật trong gan [the biliary tract (liver)]

Hàm lượng ALKP cao biểu hiện bệnh xương [bone disease], bệnh gan hay tình trạng tắt nghẽn tiết mật [bile flow blockage].

TBIL (= Total Bilirubin – Tổng sắc tố mật ) là một thành phần của mật; sắc tố mật được tiết từ gan vào ống tiêu hóa [intestinal tract]

Hàm lượng TBIL cao có thể dẫn đến bệnh hoàng đản [jaundice] và chứng tỏ có sự hủy hoại trong gan và ống mật [destruction in the liver and bile duct].

TP (= Total Protein – Tổng protein )

Hàm lượng TP tăng chứng tỏ tình trạng mất nước [dehydration] hay ung thư máu [blood cancer], ung thư tủy xương [bone marrow cancer].

Hàm lượng TP giảm chứng tỏ tình trạng thiếu dinh dưỡng [malnutrition] tiêu hóa kém [poor digestion], bệnh gan hay bệnh thận, trường hợp mất máu hay bị phỏng [bleeding or burns].

GLOB (= Globulins )

Hàm lượng GLOB giảm cho thấy có vấn đề về kháng thể, các virus gây suy yếu miễn dịch [immunodeficiency viruses] hay nguy cơ bệnh nhiễm trùng [risk of infectious disease].
Hàm lượng GLOB tăng có thể chứng tỏ tình trạng stress, mất nước hay ung thư máu, dị ứng [allergies], bệnh gan, bệnh tim, viêm khớp [arthritis], bệnh đái tháo đường.

ALB (= Albumin ) được sản xuất bởi gan

Hàm lượng ALB giảm có thể do bệnh gan hay thận mạn tính [chronic liver or kidney disease], hay do nhiễm ký sinh trùng như giun móc [parasitic infections such as hookworm].

Hàm lượng ALB tăng chứng tỏ tình trạng mất nước hay mất prôtêin [dehydration and loss of protein].

BUN (= Blood Urea Nitrogen ) được sản xuất bởi gan và được bài tiết bởi thận

Hàm lượng BUN giảm gặp trong trường hợp các khẩu phần kém prôtêin [low protein diets], chức năng gan hoạt động kém [liver insufficiency], và sự sử dụng thuốc steroid đồng hoá [anabolic steroid drug].

Hàm lượng BUN tăng chứng tỏ tình trạng giảm khả năng lọc các dịch thể của thận hay cản trở sự phân hủy prôtêin [ protein breakdown].

CREA (= Creatinine ) là một sản phẩm phụ của biến dưỡng cơ và được bài tiết bởi thận

Hàm lượng cao có thể chứng tỏ bệnh thận hay tình trạng tắc nghẽn đường tiểu [urinary obstruction], bệnh cơ, viêm khớp, chứng cường giáp [Hyperthyroidism] và chứng đái tháo đường [diabetes].

Tình trạng hàm lượng BUN tăng và CREA bình thường chứng tỏ tình trạng bệnh mới bắt đầu hay bệnh nhẹ.

Tình trạng hàm lượng BUN tăng và CREA tăng với hàm lượng Phốt-pho cao chứng tỏ tình trạng thận đã bị bệnh lâu dài [a long standing kidney disease].

GLU (= Blood Glucose )

Hàm lượng cao có thể giúp chẩn đoán bệnh đái tháo đường và có thể chứng tỏ tình trạng stress, kích thích tố Progesterone dư thừa [excess of hormone progesterone], và tình trạng tuyến thượng thận hoạt động quá mức [overactive adrenal gland].

Hàm lượng thấp có thể chứng tỏ bệnh gan, các khối u hay tuyến tụy tăng trưởng bất thường, và một tình trạng tuyến thượng thận hoạt động kém [an underactive adrenal gland].

AMYL (= Amylase )

Tuyến tụy sản xuất và tiết amylase giúp sự tiêu hoá.

Hàm lượng cao trong máu có chứng tỏ bệnh tuyến tụy và/hay bệnh thận.

Phân tích nước tiểu [Urinalysis]

  • Màu sắc: Bình thường có màu vàng đến màu cánh dán. Màu đỏ là do có máu, màu vàng đậm đến màu vàng nâu là do có bilirubin; màu nâu đỏ nhạt là do huyết sắc tố [hemoglobin] hay sắc tố cơ [myoglobin].
  • Độ trong suốt: Bình thường nước tiểu trong suốt. Nước tiểu vẩn đục là do các vật thể trong suốt [crystals], các tế bào, máu, chất nhày, vi trùng hay chất loại thải [cast].
  • Tỷ trọng: Tỷ trọng từ 1.007-1.029 tìm thấy trong bệnh đái tháo đường [diabetes mellitus], bệnh đái tháo nhạt [nước tiểu loãng và nhiều – insipidus],.tuyến thượng thận hoạt động quá mức [overactive adrenals], thú quá khát [excessive thirst] và viêm mủ tử cung [pyometra]. Tỷ trọng trên 1.040 tìm thấy khi thú sốt cao, mất nước, đái tháo đường [diabetes mellitus], nôn mửa, tiêu chảy và xuất huyết nặng.
  • Độ pH: Bình thường từ 6.2 – 6.5 hơi nghiêng về acid

GHI CHÚ

  1. Khi bạn làm xét nghiệm máu, bạn phải chắc rằng con thú của bạn đã được cho nhịn ăn ít nhất là 12 giờ trước khi làm các xét nghiệm.
  2. Có một vài khác biệt về thành phần hóa học trong kết quả xét nghiệm giữa các giống.
  3. Bạn nên thiết lập một số chỉ tiêu bình thường về con thú của bạn. Vì cơ thể của từng thú cũng có sự khác biệt; nên sự bất thường trong kết quả xét nghiệm cũng có thể là bình thường đối với con thú của bạn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *