Bệnh Tiểu Đường Ở Thú cưng Đà Lạt

Bệnh Tiểu Đường Ở Thú

Bệnh Tiểu Đường Ở Thú cưng Đà Lạt

Chắc hẳn bạn đã từng nghe đến bệnh tiểu đường ở người, bạn rùng mình vì đây là căn bệnh khó chữa và các biến chứng nguy hiểm của nó? Bạn không ngờ rằng bệnh tiểu đường cũng có ở chó, mèo, và càng ngạc nhiên hơn khi biết số chó, mèo mắc bệnh này ngày một tăng lên. Để giúp bạn có cái nhìn tổng quan về căn bệnh này ở chó, mèo, mời bạn đọc kĩ bài viết dưới đây:

Bệnh Tiểu Đường Ở Thú

Bệnh tiểu đường ở mèo là gì?

Bệnh tiểu đường ở mèo là tình trạng các tế bào tuyến tụy của mèo không tiết ra đủ hoocmon insulin, hoặc các tế bào mất kiểm soát khi điều tiết insulin ( đóng vai trò chuyển hóa đường glu-cô trong máu vào tế bào). Bệnh tiểu đường ở mèo được chia thành 2 loại:

– Loại 1: Hiếm gặp, nguyên nhân bệnh là do thiếu insulin

– Loại 2: rất phổ biến, nguyên nhân nói chung là do các tế bào chống lại hoạt động của insulin, dẫn tới tình trang thiếu insulin, sau đó bệnh ngày càng diễn biến tệ hơn.

Dựa vào tình trạng lượng hoocmon insulin sụt giảm nhiều hay ít để ta phát hiện triệu chứng bệnh có nghiêm trọng hay không. Loài chó mắc bệnh tiểu đường thường có nguy cơ bị đục thủy tinh thể, nhưng loài mèo lại không như vậy.

Bệnh Tiểu Đường Ở Thú

Triệu chứng bệnh tiểu đường

Sau đây là những triệu chứng bệnh tiểu đường phổ biến nhất mà mèo hay gặp:

– Hay khát nước và đi tiểu nhiều: do đường glu-cô không thể xuyên qua các tế bào dẫn đến mức độ đường huyết trong máu tăng đột biến (chứng hyperglycemia). Lượng đường thừa này được lọc qua thận, và ra ngoài cơ thể qua nước tiểu. Sau đó, con vật bị mất nhiều nước vì tiểu nhiều, điều này khiến nó thèm uống nhiều nước hơn.

– Đi ngoài không đúng chỗ: bởi vì mèo đi tiểu nhiều bất thường dẫn đến nó phải giải quyết “nỗi buồn” mọi lúc mọi nơi. Đây cũng là một trong vài dấu hiệu đầu mèo mắc bệnh tiểu đường.

– Thói quen ăn uống thay đổi: Một số con mèo mắc bệnh thường ăn ít hơn vì chúng cảm thấy mệt mỏi; nhưng những con mèo khác lại trở nên thèm ăn, chúng ăn rất nhiều vì vùng dưới đồi não kích thích tiêu hóa của chúng.

– Sụt cân: Do cơ thể của mèo không thể hấp thu lượng calo để chuyển hóa thành năng lượng, nên chất béo trong cơ thể bị đốt cháy thành năng lượng, sau đó mèo sẽ bị sụt cân nhanh chóng.

– Di chuyển bất thường: Một số trường hợp mắc bệnh tiểu đường có dị tật trong hệ thần kinh: mèo gập khuỷu chân sau xuống để đi lại (tư thế gang bàn chân). Triệu chứng bất thường này còn được gọi là bệnh thần kinh tiểu đường.

Bệnh Tiểu Đường Ở Thú

Điều trị bệnh tiểu đường

Căn bệnh tiểu đường ở vật nuôi có thể kịp thời điều trị được nếu được phát hiện sớm. Tuy nhiên việc điều trị đòi hỏi phải mất một thời gian dài, thậm chí là suốt đời, bạn cần đưa vật nuôi của mình đến bác sĩ thú y để nhận được những lời khuyên trong việc điều trị bệnh tiểu đường. Trong đó có thể sử dụng một số phương pháp điều trị bệnh như: điều trị bằng cách tiêm insulin, tập thể dục thường xuyên và điều chỉnh một chế độ ăn uống phù hợp.

Phòng chống bệnh tiểu đường

 – Để phòng tránh được bệnh tiểu đường ở vật nuôi, bạn cần phải chú ý đến các vấn đề chăm sóc cho con vật đặc biệt là chế độ ăn uống phải có khoa học và an toàn.
 – Bạn nên áp dụng chế độ ăn ít chất béo và nhiều chất xơ, xây dựng một biểu thời gian biểu ăn uống đều đặn và hợp lý mỗi ngày. Vật nuôi cần được thường xuyên vận động và tập thể dục để tránh nguy cơ bị thừa cân, béo phì.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *